Hiểu rõ nguy cơ của bệnh loãng xương và gãy xương

Chia sẻ với bạn qua email

Hiểu rõ nguy cơ của bệnh loãng xương và gãy xương

(CalciK2)-Hầu hết mọi người khi nghĩ đến căn bệnh loãng xương là nghĩ ngay đến hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với xương hông bị vỡ hay vai bị gù. Nhưng bạn không thể nói ai đó bị loãng xương chỉ bằng cách nhìn họ. Các bác sĩ cần kiểm tra tình trạng bản thân, lịch sử gia đình, thói quen cũng như mật độ xương để tìm ra nguy cơ loãng xương của bạn.

Loãng xương xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra xương mới nhanh như khi loại bỏ xương cũ. Xương trở nên yếu, rạn nứt và nhiều khả năng bị vỡ hoặc gãy. Gãy xương do loãng xương xảy ra nhất thường xuyên nhất ở xương sống và hông.

Hiểu rõ nguy cơ của bệnh loãng xương và gãy xương

- Khi bạn ở vào thời kì tiền mãn kinh và không sử dụng viên uống bổ sung estrogen.

- Lịch sử gia đình đã có người mắc căn bệnh này

- Lười ăn hay nhẹ cân

- Tuổi già

- Sử dụng liệu pháp hormone khi bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt

- Đã từng bị gãy xương

- Bị viêm khớp dạng thấp, một số bệnh về tiêu hóa

- Hút thuốc

- Sử dụng thuốc steroid một thời gian dài

- Uống từ 3 cốc rượu trở lên mỗi ngày

Khi nào cần kiểm tra mật độ xương?

Kiểm tra mật độ xương có thể phát hiện loãng xương trước khi xương bị gãy. Các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra X-quang đối với:

- Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi

- Các phụ nữ trong độ tuổi trẻ có nguy cơ bị loãng xương

- Nam giới trên 70 tuổi

- Nam giới từ 50-69 tuổi có nguy cơ mắc loãng xương

Một vài bác sĩ sử dụng phương pháp FRAX (một công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương) để dự đoán khả năng gãy xương trong vòng 10 năm sau đó. Phương pháp này sẽ tính cả tình trạng gãy xương trong quá khứ, giới tính, hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, kết quả kiểm tra mật độ xương ở hông cũng như các nhân tố khác để đưa ra kết quả.

Nhiều người nghĩ loãng xương là một phần tất yếu của tuổi già và không thể tránh. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Bảo vệ cơ thể và hệ xương của mình với một lối sống lành mạnh, hấp thụ đủ hàm lượng vitamin D và canxi, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, uống rượu vừa phải và kiểm tra mật độ xương thường xuyên chính là biện pháp phòng tránh đơn giản nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Hương Phạm

(Theo Webmd)

 

6 cách giúp ngăn chặn gãy xương do bị loãng xương
Các thực phẩm ngăn chặn loãng xương và viêm khớp

CÁC TIN LIÊN QUAN

  • Vitamin K2: giữ canxi trong xương và loại canxi khỏi động mạch
    Vitamin K2: giữ canxi trong xương và loại canxi khỏi động mạch
  • Bí quyết để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
    Bí quyết để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
  • Cách phòng chống thoái hóa khớp
    Cách phòng chống thoái hóa khớp
  • Phương pháp giúp tăng chiều cao cho trẻ
    Phương pháp giúp tăng chiều cao cho trẻ
  • Giảm cân giảm luôn chiều cao
    Giảm cân giảm luôn chiều cao
  • 6 cách giúp ngăn chặn gãy xương do bị loãng xương
    6 cách giúp ngăn chặn gãy xương do bị loãng xương
  • 14 bước để khỏe mạnh trong mùa hè
    14 bước để khỏe mạnh trong mùa hè
  • Vitamin D dành cho tuổi dậy thì
    Vitamin D dành cho tuổi dậy thì

Trở về | Bình luận