Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh vitamin K2 có vai trò đặc biệt trong quá trình tạo xương nhờ khả năng hoạt hóa protein osteocalcin. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa vitamin K2, osteocalcin dạng bất hoạt (ucOC) và loãng xương vẫn còn được biết rõ. Năm 2012, tạp chí Osteoporosis Int vừa công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật chứng minh việc tiêu thụ vitamin K2 thường xuyên giúp giảm tỉ lệ ucOC và làm tăng mật độ khoáng trong xương, giúp giảm loãng xương ở người cao tuổi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 1.662 nam giới ở độ tuổi trung bình 73. Dựa vào lượng vitamin K1 và vitamin K2 trong khẩu phần ăn hàng ngày, các tình nguyện viên được chia thành 4 nhóm khác nhau:
- Nhóm 1: lượng vitamin K2 tiêu thụ mỗi tuần dưới 380 mcg và vitamin K1 dưới 20 mcg
- Nhóm 2: tiêu thụ 380 mcg vitamin K2 và 20 mcg vitamin K1 mỗi tuần
- Nhóm 3: tiêu thụ trên 380 mcg vitamin K2 và 20 mcg vitamin K1 mỗi tuần
- Nhóm 4: tiêu thụ 380 mcg vitamin K2 và 20 mcg vitamin K1 mỗi ngày
Kết quả: những người thường xuyên bổ sung vitamin K2 có lượng osteocanxin dạng hoạt động cao hơn, mật độ khoáng trong cột xương sống, cổ xương đùi, xương đùi cao hơn và nguy cơ loãng xương thấp hơn so với nhóm không bổ sung vitamin K2.
Cụ thể nhóm thường xuyên bổ sung vitamin K2 có nguy cơ giảm mật độ khoáng vùng cột xương sống thấp hơn 15%, nguy cơ giảm mật độ xương đùi thấp hơn 44% và nguy cơ giảm mật độ khoáng cổ xương đùi thấp hơn 47% so với nhóm không sử dụng vitamin K2.
Kết quả này được các nhà nghiên cứu lý giải là do vitamin K2 giúp tăng lượng osteocanxin dạng hoạt động, nhờ đó tăng khả năng gắn canxi vào khung xương, giảm sự mất cân bằng của quá trình hủy xương và quá trình tạo xương
Fujita et al, 2012. Association between vitamin K intake from fermented soybeans, natto, and bone mineral density in elderly Japanese men: the Fujiwara-kyo Osteoporosis Risk in Men (FORMEN) study. Osteoporosis Int, 23: 705-714