Nghiên cứu do tiến sĩ Tetsuo và cộng sự tại bệnh viện Tamana, ĐH Y Dược Kobe (Nhật) tiến hành ở 99 bệnh nhân bị gãy xương đùi, ở độ tuổi từ 82-86. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition năm 2011.
Nhóm nghiên cứu tiến hành chia các tình nguyện viên thành 2 nhóm theo giới tính:
- Nhóm các cụ ông: 27 người, so với 27 cụ ông không bị gãy xương
- Nhóm các cụ bà: 72 người và so sánh với 72 cụ bà không bị gãy xương
Kết quả kiểm tra nồng độ vitamin D và vitamin K1, K2 trong máu cho thấy hầu hết bệnh nhân gãy xương đều có nồng độ vitamin D và vitamin K1, K2 trong máu ở mức thấp.
- Ở nhóm các cụ bà:
- Nồng độ vitamin D chỉ ở mức 9ng/ml, đây là tình trạng thiếu vitamin D nghiêm trọng. Trong khi ở nhóm đối chứng, nồng độ vitamin D trong máu là 18,6 ng/ml.
- Nồng độ vitamin K1 trong máu của các bệnh nhân bị gãy xương chỉ 0,46 ng/ml thấp hơn so với nhóm đối chứng 0,77 ng/ml.
- Nồng độ vitamin K2 trong máu của các bệnh nhân bị gãy xương chỉ 2,67 ng/ml thấp hơn so với nhóm đối chứng 10,8 ng/ml.
- Ở nhóm các cụ ông:
- Nồng độ vitamin D chỉ ở mức 19ng/ml, đây là tình trạng thiếu vitamin D nghiêm trọng. Trong khi ở nhóm đối chứng, nồng độ vitamin D trong máu là 20,7 ng/ml.
- Nồng độ vitamin K2 trong máu của các bệnh nhân bị gãy xương chỉ 1,60 ng/ml thấp hơn so với nhóm đối chứng 4,28ng/ml.
Kết quả khảo sát cho thấy 90% bệnh nhân đều có nồng độ vitamin D trong máu dưới 20ng/ml, nồng độ vitamin K2 trong máu dưới 2,67 ng/ml và nồng độ vitamin K2 trong máu dưới 2,67 ng/ml. Kết quả này chứng tỏ thiếu vitamin D và vitamin K1, K2 có liên quan chặt chẽ đến gãy xương đùi.
Tetsuo et al, 2011. High prevalence of hypovitaminosis D and K in patients with hip fracture. Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition, 20 (1): 56-61